CAM KẾT 100% CHÍNH HÃNGnguồn gốc, xuất xứ sản phẩm rõ ràng ĐÓNG GÓI CẨN THẬNđảm bảo độ an toàn cho sản phẩm NHẬN HÀNG MỚI TRẢ TIỀNquyền lợi tối đa cho khách hàng

 Nguyên nhân và cách xử lý rễ cây mai bị thối rễ

Cây mai là một loại cây cảnh có giá trị và được rất nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, để có được một cây mai đẹp và khỏe đòi hỏi phải có quá trình chăm sóc cẩn thận và tỉ mỉ bởi bộ rễ của cây rất rễ bị thối, nấm bệnh dẫn tới chết cây. Sau đây, Nông Nghiệp Đan Phượng xin được chia sẻ kinh nghiệm nhận biết và cách xử lý tốt nhất khi bà con gặp phải hiện tượng thối rễ.



1.     Nguyên nhân bệnh:

Thối rễ là một vấn đề bà con rất hay gặp phải trong khi cố gắng chăm sóc cho cây trồng.Tình trạng này không chỉ xảy ra đối với cây trồng trong chậu mà còn xảy ra với các cây trồng trên vùng đất trũng, không tiêu thoát được nước. Thối rễ làm cho cây không hấp thụ được nước và các chất dinh dưỡng dẫn tới cây ngày càng suy yếu và sẽ chết nếu chúng ta không xử lý kịp thời. Cây bị thối rễ có thể do các nguyên nhân sau:

-              Cây bị ngập úng kéo dài do mưa hoặc tưới quá nhiều nước tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển

-              Giá thể trồng cây không đảm bảo sạch bệnh

-              Quá trình chăm sóc sử dụng dụng cụ mang mầm bệnh từ cây khác sang.

2.     Cách nhận biết:

Cách nhận biết nhanh nhất của bệnh thối rễ là quan sát sự phát triển của cây, màu là và kiểm tra rễ. Sau quá trình chắm sóc, cây đột ngột phát triển chậm kèm theo hiện tượng lá bị vàng úa. Khi kiểm tra rễ thấy màu bất thường và có mùi lạ. Lúc này chúng ta cần tiến hành xử lý ngay để cứu cây.

          3. Cách xử lý:

Bước 1: Cắt tỉa cành

Để xử lý cây mai bị suy việc đầu tiên chúng ta cần làm đó là cắt tỉa cành. Căt hết những cành con, cành phụ và chỉ để lại các cành chính tạo dáng cho cây. Nếu chúng ta để quá nhiều cành thì cũng không phát triển được do lúc này bộ rễ đang bị hỏng mà còn gây áp lực ngược lại nên cây.



Bước 2: Cắt rễ

Sau khi cắt cành bà con tiếp tục cắt rễ. Bà con có thể nhấc cả cây ra, loại bỏ hoàn toàn đất cũ và thay bằng đất mới do đất lúc này đã bị nhiễm bệnh. Sau khi bỏ đất tiếp tục dùng nước sạch rửa sạch toàn bộ rễ rồi tiến hành cắt rễ. Có thể cắt bỏ 2/3 bộ rễ, các rễ phụ và chỉ để lại 1/3 bộ rễ. Đối với các rễ lớn, sau khi cắt cần xử lý keo liền sẹo hoặc tốt hơn là dùng gel ra rễ để kích rễ và tránh nhiễm khuẩn.
Lưu Ý: Quá trình cắt tỉa cành  và rễ bà con cần dùng cưa hoặc kéo đã qua xử lý, đảm bảo không mang mầm bệnh từ bên ngoài vào.

Bỏ đất và cắt  rễ

Bước 3: Kích thích phục hồi hệ rễ

Đây là bước quyết định cây phục hồi nhanh hay chậm, để đảm bảo cây phục hồi nhanh và khỏe bà con nên sử dụng chất kích rễ để xử lý trước khi trồng lại.

Bà con lưu ý, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại chất kích rễ không đảm bảo an toàn, không rõ nguồn gốc và thường hay pha trộn dẫn tới hiệu quả thấp, cây vẫn chết và mất công xử lý. Chất kích rễ tốt nhất hiện nay bà con nên dùng là IBA, NAA (99%) của Đức và Ấn Độ. Đây là hai loại kích rễ mạnh nhất, có tác dụng cục bộ, kích thích bộ rễ phục hồi nhanh nhất.( Để đặt mua sản phẩm liên hệ 0972.776.182)

          Cách xử  lý:

-          -     Cây sau khi đã cắt cành và rễ bà con ngâm vào nước có pha IBA hoặc NAA(theo đúng tỉ lệ hướng dẫn) trong 8 đến 24 tiếng sau đó lấy ra trồng.

-          -    7 ngày sau tiếp tục tưới nước có pha kích rễ.



Siêu kích thích ra rễ IBA K Đức

Lưu ý: Để đảm bảo hiệu quả cao nhất, cần pha IBB, NAA theo đúng hướng dẫn kèm theo.Chúc bà con thành công!

Nông Nghiệp Đan Phượng

0972.776.182


Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét